http://thichdapxe.blogspot.com

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

CÁI CHẾT ĐƯỢC BÁO TRƯỚC

Năm 2012 cây Gạo cổ thụ làng Cẩm bào Xã Vạn Hòa Huyện Nông Cống Thanh Hóa được vinh danh cây di sản
một niềm vinh dự lớn của người dân nơi đây , thế nhưng bằng sự nổ lực nhiệt tình cộng với sự thiếu hiểu biết của chính quyền  và một phần thiếu trách nhiệm của tổ chức
Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường việt nam nên cây Gạo cổ thụ đã từ trần























Nguyên nhân về cái chết của cây Gạo cổ thụ này báo Gia đình và Dân trí đều có giả định giống nhau đó là ;
- do công ty giấy lam sơn gần đó xã nước thải gây ô nhiểm dẫn đến cây chết
- do người dân khi xây tường bao quanh đã làm tổn thương phần rễ cây nên cây chết.
- do người dân đổ khoảng 3 đến 4 tạ phân Lân làm cây bội thực nên chết.
Chủ Blog mời các bạn xem hình ảnh cách bảo vệ và chăm sóc cây Gạo cổ thụ này
Theo chủ Blog đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc cụ Gạo ra đi . một cây cổ thụ với 300 năm tuổi như Dân trí đưa tin và khoảng 600 năm tuổi (theo báo Gia đình). các bạn hình dung rể cây sẽ dài bao nhiêu mét theo người dân ở đây khi chưa làm đường và chưa đổ thêm đất rể cây gạo phần nổi cũng gần chục  mét còn phần chìm dưới đất có lẽ vài chục mét. Vậy mà người ta xây bức tường kia cách gốc cây chỉ khoảng ba bốn mét hỏi tại sao không làm tổn thương rể cây cộng với gần 4 tạ phân lân đổ xuống không khác gì người bị bệnh Gut lại đem cho ăn thịt chó .
Về nguyên nhân cây chết do ô nhiễm nguồn nước là không thuyết phục bời vì việc xã thải của công ty giấy Lam sơn đã có cách đây vài chục năm tại từ trước đến nay cây không chết .
Chuyện cây Gạo cổ thụ chết đi rồi cũng đi vào quên lãng nhưng nếu cung cách bảo tồn những di sản quý giá của những hội này hội kia hay sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa phương thì thật là thảm họa

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

CÂY GẠO CỔ THỤ CÒN SỐNG HAY ĐÃ CHẾT

Báo Gia đình việt nam số ra ngày 18 tháng 9 năm 2013 đăng bài của Trịnh Tuyên nhan đề : Thanh hóa cứu sống cây gạo " Di sản việt nam " 600 năm tuổi bị chết 
Nội dung bài báo tóm tắt như sau "Cuối năm 2012, cây Gạo khoảng 600 năm tuổi ở làng Cẩm Bào, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao bằng chứng nhận “Cây di sản Việt Nam
Tuy nhiên đến tháng 3/2013, cây Gạo “thần” bỗng nhiên bị chết, nhiều người dân thấy vậy đã suy diễn tâm linh, thần linh nên mang rượu, hoa quả ra gốc cây thắp hương cúng bái. Trước hiện tượng tự nhiên trên, chính quyền địa phương đã mời ông Lê Khả Tuấn, Giám đốc một công ty tại Thanh Hóa, là người nhiều năm có kinh nghiệm cứu sống những cây cảnh đã chết, đến xem nguyên nhân và có biện pháp cứu sống cây Gạo.
Sau khi dùng cuốc, xẻng đào sâu hàng mét để tìm hiểu thì được biết, cây Gạo chết do nhiều nguyên nhân, thứ nhất, khi đào đất làm tường rào bao quanh đã chặt vào rễ cây, làm rễ bị sót. Thứ 2, lúc đào hố đã bỏ nhiều phân lân (theo chính quyền khoảng 4 tạ phân lân), do đó đã làm cho cây bị “bội thực” thức ăn, dẫn đến “ốm” không hút được chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cây Gạo chết còn do nguyên nhân nhà máy Giấy trực tiếp xả chất thải ra dòng sông Yên, làm nhiễm độc dẫn đến thối rễ. Nguyên nhân nữa là do bị chặt một số cành lớn làm thân cây đau, dẫn đến héo lá, tình trạng cây Gạo đã chết đến hơn 90%..
Trước những nguyên nhân trên, ông Tuấn đã dùng phân bón loại thế hệ mới để phục hồi lại thân cây và kích thích rễ, lá phát triển…Sau thời gian ngắn cây Gạo đã có màu xanh trở lại, nhiều mầm cây đã được mọc lên.
Một chi tiết thú vị trong bài báo trên đó là :
Trong lần đi thăm lại cây Gạo, ông Hoàng Văn Hoằng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh Thanh Hóa đã khen ngợi các cơ quan, chính quyền cùng bà con nhân dân đã hết lòng cứu sống được “Cây di sản Việt Nam”, đây là “Báu vật” của người dân xã Vạn Hòa nói riêng và của cả tỉnh Thanh Hóa nói chung…
Chuyện chẳng có gì phải bàn nếu không có chuyện báo Dân trí ngày 2 tháng 4 năm 2014 đăng bài: Chuyện về cây Gạo 300 năm tuổi chết sau khi được vinh danh. bài báo có đoạn
Thế nhưng một điều đáng buồn là vào cuối năm 2012, cây Gạo được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao bằng chứng nhận “Cây Di sản Việt Nam” thì đến tháng 3/2013, cây Gạo bỗng nhiên bị chết khiến dân làng Cẩm Bào tiếc thương đến mất ăn mất ngủ.
Theo những nhà nghiên cứu thì cây Gạo này có độ tuổi khoảng hơn 300 năm tuổi .
Vậy đâu là sự thật cây gạo cổ thụ đã được ông Lê Khả tuấn cứu sống hay đã chết và tuổi của cây gạo cổ thụ là 300 tuổi hay 600 tuổi.
Cây Gạo cổ thụ khi còn sống ( hình trên báo gia đình)


















đây là hình ảnh cây Gạo cổ thụ được chủ Blog chụp ngày 2/4/2014


















Để biết sự thật mời các bạn xem tiếp kỳ sau