Xin tạm gác
lại chuyện Hai Bà Trưng mà bàn về Bà Triệu và chuyện vú dài ba thước .
Bà triệu
sinh năm 226 tại vùng núi Quan Yên quận Cửu Chân . Nay là làng Yên Thôn , Định
Tiến ,Yên Định ,Thanh Hóa (Wikipedia) .Sử sách từ xưa đến nay của cả Ta lẫn Tàu
đều ghi Bà Triệu bằng nhiều tên khác nhau ,sách sử Trung Quốc ghi là Triệu Ẩu ,
các sách của Việt Nam thì có lúc ghi là Triệu Thị Trinh , Triệu Quốc Trinh ,
Triệu Trinh Nương .Xét nghĩ gọi Bà Triệu nghe ra hợp lý hơn cả.
Bà Triệu có Vú dài ba thước được ghi đầu tiên ở sách Giao Châu
chí từ thế kỷ thứ 4-5 sau công nguyên, sau đó các bộ Quốc sử Đại Việt sử ký
toàn thư, khâm định Việt sử thông giám cương mục,Việt nam sử lược đều có nhắc đến
chi tiết này , do vậy nên ngày nay có không ít người đã tốn không ít giấy mực
đưa ra lý lẽ chứng minh cho cái việc có
thật Bà Triệu có Vú dài ba thước ? Theo tiêu chuẩn đo lường ngày xưa một
thước bằng 25cm như vậy theo suy luận của một số các nhà văn,nhà báo thì Vú Bà
Triệu phải dài 75cm là hoàn toàn phi lý.
Nhưng tôi
tin điều đó là sự thật ,các sử sách xưa có chép Bà Triệu Vú dài ba thước nhưng
không có một từ nào thắc mắc về chuyện lạ kỳ này cớ sao ngày nay hậu sinh có
người đem chuyện hiển nhiên như vậy để bàn . Ở điểm này một số người đã bị lầm
tưởng , không thể đem Vú dài ba thước ra
để định lượng cân,đong ,đo,đếm. Sách cổ xưa nhất ghi lại là Giao Châu chí ra đời
vào thế kỷ 4-5 có nghĩa là mãi hơn 100 năm
sau cuộc khởi nghĩa Bà Triệu , với một khoảng thời gian như vậy cộng với những
trận đánh làm giặc Ngô khiếp vía kinh hồn với sức khỏe và suy nghĩ hơn người
qua câu nói bất hủ để lại cho đời sau đủ để dòng văn học Dân gian truyền khẩu
đã thần thánh hóa bà là một nhân vật hiền kiệt của thời đại.
Bà Triệu vú
dài ba thước , mẹ Âu cơ đẻ trăm trứng hay hình tượng Mẫu Liễu Hạnh ba lần giáng
trần là những huyền tích biểu tượng cho nguyên lý Mẹ của nền văn hóa dân gian Việt Nam ( Cố giáo
sư Trần Quốc Vượng có bài nghiên cứu rất hay về nguyên lý này ). Bởi vậy xin
hãy thoát ra khỏi những suy nghĩ định lượng có tính chất trần tục mà hãy đi vào
tâm thức tín ngưỡng của người dân, tuy chưa một lần làm mẹ nhưng hình tượng một
Nhụy Kiều tướng quân mặc áo vải màu vàng ,chân đi guốc cưỡi đầu voi xung trận nhằm
đập tan sự đô hộ của nhà Ngô ,là hình ảnh một người Mẹ đã đi vào tiềm thức và sống
mãi trong lòng con dân Đại Việt
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho
Voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi Voi,
đánh Cồng.
Xin lấy lời của
vua Tự Đức nói về Hai Bà Trưng nhưng cũng đúng cho cả Bà Triệu làm lời kết cho
bài viết này :
Hai Bà Trưng/Bà
Triệu thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa,
làm chấn động cả triều đình Hán/Ngô. Dẫu rằng
thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu
danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người
khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !
Viết cho ngày phụ nữ Việt Nam 20/10/2015
Dưới đây là một số đền thờ Bà Triệu ở vùng Núi Nưa
Đền Bà Triệu dưới chân núi Nưa phía đông nam thuộc xã Trung Thành huyện nông Cống
Chùa Am Tiên trước kia là chùa Bạch vân nơi Bà Triệu dựng lên để quân sỹ thờ Phật
Ngôi đền chính thờ Bà Triệu trên đỉnh Núi Nưa
Cổng tam quan đền thờ bà chúa ngàn Nưa (Bà Triệu) dưới chân núi Nưa phía Tây Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét