http://thichdapxe.blogspot.com

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

CÂU CHUYỆN VỀ NGÔI ĐỀN THỜ TRẠNG NGUYÊN Ở LÀNG GIÁ MAI,NÔNG CỐNG

 
Rong ruổi trên Quốc lộ 45 bổng đập vào mắt Tiều phu một biển hiệu nhan đề : ĐỀN THỜ TIẾN SỸ NGUYỄN HIỀN . Địa danh nơi đây là làng Giá Mai thuộc huyện Nông Cống vậy can cớ gì ông Trạng nguyên Nguyễn Hiền người làng Dương A ,huyện Thượng Hiền,phủ Thiên Trường ( Nam Định ngày nay) lại có mặt nơi đây.
Máu thám tử nổi lên , đạp xe vào làng tìm đến người cao tuổi nhất còn sống , hỏi trưởng thôn thì cũng đều nhận được câu trả lời “Từ xưa lắm rồi nghe kể lại hai mẹ con ông Nguyễn Hiền phiêu bạt đến làng này mò cua bắt ốc sinh sống qua ngày , sau đó do ông đỗ Trạng nguyên và mất ở nơi đây nên người làng làm đền thờ ngài , nếu cần biết thêm cho rõ mời anh ra đền đọc biển ghi tiểu sử thì rõ”.
Ra đền thờ đọc xong biển ghi tiểu sử trong đầu Tiều phu cảm thấy hoang mang .Theo biển ghi rõ “mẹ con ông phiêu bạt đến làng Giá mai bà mò cua bắt ốc nuôi ông ăn học và thi đỗ Trạng nguyên năm 12 tuổi”. Trong khi đó sách sử ghi “ Nguyễn Hiền mồ côi cha từ nhỏ mẹ cho ông vào học sư cụ ở chùa làng Dương A , năm 11 tuổi đã nổi tiếng là thần đồng”.
Lại nữa biển ghi “khi ông đỗ Trạng nguyên có trát quan về làng bảo dân làng Giá Mai dọn dẹp làng xóm chuẩn bị cờ quạt võng lọng lên tận tỉnh đường để đón rước, các chức dịch trong làng không đón lại còn chế nhạo (vì ông còn nhỏ và là dân nhập cư) nên quan Trạng nguyên đã thề độc nhất định không cho người dân trong làng trưởng thành bằng con đường khoa cử”.Cái huyền tích này thì ba năm rõ mười là do truyền miệng và sao chép từ chuyện thầy Chu Văn An người làng Thanh Liệt,khi từ quan về làng không được các chức dịch trong làng coi trọng đã  quẳng bút (có tích gọi là kiếm) xuống sông Tô lịch mà thề khi nào nước sông Tô chảy ngược thì làng này mới có quan.
Một điều cần biết thêm đó là khi Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên lúc 13 tuổi vua Trần Thái Tông (1218-1277) cho là ông chưa hiểu lễ nghĩa nhiều nên không tổ chức lễ vinh quy bái tổ mà cho ông về quê học thêm về lễ nghĩa 3 năm sau mới bổ dụng làm quan.
Chi tiết rất buồn cười là biển ghi “Nguyễn Hiền có thể là Nguyễn Đốc …đỗ Hoàng giáp khoa thi năm nhâm tuất 1502”. Làm sao mà một ông đỗ Trạng nguyên năm 1247,hưởng thọ 21 tuổi lại có thể thành một ông đổ Hoàng giáp cách nhau gần 300 năm ,hơn nữa tìm trong danh sách180 thủ khoa nho học việt nam từ năm 1075 đến năm 1919 không có ông nào tên là Nguyễn Đốc.
Nhưng có một số chi tiết đáng chú ý được ghi trên biển đó là các từ Nghè tiến sỹ.Hoàng giáp,có ông họ Nguyễn tên Hiền.Tìm lại tiểu sử những nhân vật có liên quan đến vùng đất xứ Thanh mà đặc biệt là vùng Nông Cống Tiều phu thấy một người xứng với ngôi đền mà người dân làng Giá Mai đang thờ phụng đó là Nguyễn Thượng Hiền.
Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) tên hiệu Mai Sơn còn được dân gọi là ông Nghè Liên Bạt , năm 17 tuổi ông đổ đầu khoa thi hương ở Thanh Hóa, năm 1885 ông đổ đầu kỳ thi Hội ngay sau đó kinh thành Huế thất thủ và khoảng thời gian từ năm 1885 đến 1892 ông về ở ẩn vùng núi nưa thuộc Nông Cống mà làng Giá Mai nằm dưới chân núi Nưa về mạn Đông nam ,cùng năm này ông thi Đình và đổ Hoàng Giáp.

Với những nhặt nhạnh,lượm lặt ,điền dã và đối chiếu liệu có nên bỏ đi tấm biển đề tiểu sử của ông Trạng Nguyên và thêm một chữ Thượng vào biển chỉ đường cho du khách hảo tâm đến thắp hương và công đức cho đúng nhân vật mà sử sách đã ghi.  
NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ NGÔI ĐỀN THỜ Ở LÀNG GIÁ MAI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét