Dưới ánh Trăng rằm nhìn con trẻ rước đèn, phá cổ Trung thu lại nhớ thời lên năm ,lên ba của mình cách nay mấy chục năm,những đêm Trăng rằm, nằm bờ hè ngắm Trăng nghe các Bà ,các Mẹ kể chuyện chú Cuội , chị Hằng . Nằm nghe một cách say sưa mà không hỏi , tại sao gọi là ông Trăng mà lại còn có tên là chị Hằng hay Hằng Nga?
Lớn lên mới hiểu các bà các mẹ gọi ông Trăng nhưng đúng ra phải gọi là Cung Trăng,chị Hằng Nga sống trên Cung Trăng hay còn gọi là cung Quảng Hàn , ngoài chị Hằng ra trong cung Trăng còn có chú Cuội và cây Đa.
Nếu được hỏi thích nhân vật nào giữa chị Hằng và chú Cuội?
Trả lời mình thích chú cuội.
Hằng Nga là đại diện cho những gì là thanh tao,thuần khiết , là một hình ảnh mong manh siêu thực và thần thánh hóa . Giữa một cung Quảng Hàn quanh năm lạnh lẽo một chú Cuội ngồi gốc cây Đa thật sống động và đời thường. Thích Cuội tôi thích luôn cả cách nói dối như Cuội.
Có lần mãi chơi để Trâu bị đói ,Cuội đã nghĩ ra một mẹo dùng mo Cau úp vào bụng Trâu rồi đắp đất ra ngoài nhưng không ngờ bị Trâu vạch trần với chủ "No gì mà no , trong Mo ngoài đất". Đó chính là hình ảnh phản chiếu của lũ trẻ chăn Trâu chúng tôi mỗi khi chiều tà lùa Trâu về nhà nếu thấy hông Trâu hóp lại liền lấy đất nhão đắp lên nhằm chạy tội .
Có những lần mãi chơi Khăng chơi Đáo để Trâu ăn lúa, bị Bố cho ăn đòn thì cái Mo Cau của chú Cuội hiện về chui vào mông quần để đở đòn,những trận đòn khó quên nhưng thú vị.
Thằng/chú Cuội ngồi gốc cây đa
Để Trâu ăn lúa van/kêu Cha ồi ồi/ời ời.
Hình ảnh chú Cuội,cây Đa,Bến nước ,sân Đình hiện lên trong làng quê nông thôn Việt Nam mộc mạc nhưng gần gũi.Cứ vào cuối tuần tôi lại đạp xe về làng , tìm lại những kỹ niệm và dấu xưa cũ.Làng tôi đã từng có cây Đa ba gốc nằm trên đường xuống bến nước sông với những bậc đá chênh vênh,đã từng có Văn Chỉ và Trường Học, đã từng có Đình làng ,trãi qua mấy chục năm cuối thế kỹ hai mươi nay chỉ còn lại trong ký ức của những người già cả .
Tại sao cứ phải đặt tên là NHÀ VĂN HÓA THÔN (LÀNG) A mà không phải là ĐÌNH LÀNG A
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét