http://thichdapxe.blogspot.com

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

ĐẠO THIÊN CHÚA - CHỮ QUỐC NGỮ - THOÁT VÒNG HÁN HÓA


Chẳng biết từ năm nào Giáng sinh không còn là ngày vui của riêng các tín đồ thiên chúa giáo,đặc biệt nó là ngày mà tầng lớp thanh thiếu niên ngoại đạo đến các nhà Thờ của đạo thiên chúa đông nhất và cũng làm nên không khí náo nhiệt hơn cả.
Mấy chục năm sau khi rời ghế nhà trường có một lần nhìn các cháu Học sinh cắp sách đến trường Tiều Phu tự hỏi ,con chữ mà mình được học lấy từ đâu ra ?tự hỏi và tự tìm câu trả lời, à thì ra con chữ đólà công lao và có cả tính mạng của các Giáo sĩ người phương Tây tạo ra khi họ vào việt nam truyền giáo.
Chẳng biết trên thế giới có dân tộc nào có những tình cảnh oái oăm như dân tộc Việt mấy nghìn năm qua hay không khi nói đến nguồn gốc các loại chữ viết đã có ở nước ta . Theo các nhà ngôn ngữ học ,Trước khi có chữ Hán ( chữ Nho) chúng ta đã có chữ viết riêng gọi là chữ Khoa đẩu, hai Bà Trưng đã dùng chữ khoa đẩu để viết hịch đánh giặc ngoại xâm.
Sau khi cuộc khởi nghĩa hai Bà trưng thất bại, cùng với việc vơ vét của cải các triều đại phương bắc đã dùng chính sách vô cùng thâm độc đó là hủy hoại và tiến đến xóa bỏ triệt để nền văn hóa của nước Đại Việt, điển hình là việc Mã viện thu gom trống đồng để nung chảy dựng cột Đồng , các thái thú Sỹ Nhiếp ,Nhâm Diên tích cực truyền bá chữ Hán ,cực kỳ tàn bạo là khi giặc Minh đô hộ chúng tịch thu và đốt phá sách vở kho tàng văn hóa hàng nghìn năm của nước ta phần bị chúng mang về nước phần bị hư hỏng và thất thoát một phần rất lớn.
Nhưng cho dù nằm dưới ách đô hộ gần nghìn năm tiếng nói và văn hóa của người Việt không mất đi,nó tồn tại và được gìn giữ trong dân gian bằng thơ, ca , hò ,vè ngay cả khi các triều đại Đinh ,Lý,Trần, Lê giành được độc lập và tự nguyện tiếp thu và là thứ chữ dành cho tầng lớp cai trị song chữ Nho không được coi là Quốc Ngữ, và dẫn đến một chuyện rất buồn cười Quốc tự của triều đình nhưng không được ghi bằng Quốc ngữ.
Một bất cập có thể thấy là người Việt nói tiếng Việt nhưng lại dùng chữ Nho để ghi âm dẫn đến việc cụ thể hóa ngôn ngữ Việt sang ký tự chữ Nho không đầy đủ , để giải quyết mâu thuẫn này người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm ( vào đầu thế kỷ XIII), nhằm thay thế chữ Nho . Nhưng trớ trêu thay chữ Nôm lại dựa trên căn bản là chữ Nho vì vậy muốn biết chữ Nôm trước hết phải biết chữ Nho.
Năm 1533 Giáo sĩ đầu tiên người Bồ Đào Nha đặt chân đến Việt nam truyền giáo và với dấu tích để lại trong sách Khâm Định Việt sử thông giám cương mục , năm 1533 được coi là năm khởi đầu cho đạo Thiên chúa ở Việt Nam . Nhưng vì lý do chữ Nho và chữ Nôm rất khó học nên các Giáo sĩ đã dùng các ký tự chữ cái La tinh để viết và phiên âm tiếng Việt dùng cho việc truyền giáo.Sau nhiều năm nghiên cứu với sự đóng góp công sức của nhiều Giáo sĩ Bồ Đào Nha và Việt Nam ,đến năm 1651 Giáo sĩ Alexandre de Rhodes ( tên tiếng Việt là Đắc Lộ) đã hoàn thành cuốn từ điển Việt-Bồ-La và xuất bản năm 1651.
Năm 1651 cũng chính thức đánh dấu cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ, tuy nhiên do sự ảnh hưởng nặng nề của chữ Nho và chữ Nôm cũng như sự lệ thuộc về văn hóa nên các triều đại phong kiến Việt Nam vẫn cấm đoánvà thậm chí giết hại các Giáo sĩ và không cho phổ biến chữ viết tiến bộ này ,vì vậy chữ Quốc ngữ chỉ được dùng để giảng đạo trong tầng lớp Giáo dân.
Trường dạy chữ Quốc ngữ đầu tiên là trường trung học Adran được các Giáo sĩ mở giai đoạn 1861-1887 tại Sài Gòn . Ông Trương Vĩnh Ký là người khai sinh nền báo chí Quốc ngữ Việt Nam ,ông là Tổng biên tập tờ Gia Định báo và in chữ Quốc ngữ đầu tiên phát hành tại Sài Gòn ngày 14/4/1865 và nước Việt Nam nên lấy ngày này làm ngày báo chí Việt Nam.

Mãi cho đến năm 1925 toàn quyền Đông Dương lúc bây giờ là Martial Merlin đã ký quyết định dạy chữ Quốc Ngữ ở ba năm đầu bậc tiểu học khởi đầu cho sự cáo chung của một nền Nho học đã áp đặt lên nước Đại Việt hàng nghìn năm qua.
Có thể nói dạo Thiên chúa đến Việt nam và sự ra đời của chữ Quốc ngữ là một sự thay đổi hết sức to lớn và có ý nghĩa quyết định cho việc thoát vòng Hán hóa . Với hơn một nghìn năm Bắc thuộc tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào tầng lớp cai trị cũng như các bậc Sĩ phu , từ cách đi đứng hay tầm chương trích cú đều dẫn giải từ các điển tích Trung Hoa cho đến cả thơ cũng nhuộm màu Bắc thuộc (thơ Đường), đến việc xây Cung điện ,Đền đài ,Lăng mộ cũng mô phỏng theo kiểu cách Tàu .
Chữ Quốc ngữ ra đời với một bộ chữ khoa học dễ học ,dễ đọc,dễ nhớ,và có thể thấy hiện nay Quốc ngữ của Việt Nam khác hoàn toàn các Quốc ngữ của các nước trong vùng cùng mang một nền văn hóa Á Đông. Kể từ đây thay vì chỉ biết điển tích Châu về Hợp Phố ta còn biết Cái gì của Xê za hãy trả lại cho Xê za . Thay vì suốt ngày chìm đắm trong Tam Quốc diễn nghĩa ,Hồng lâu mộng ta còn biết đến Gót chân Asin và cuộc chiến thành Tơ Roa.
Một nền học thuật và kiến trúc Phật giáo và Nho giáo hàng nghìn năm qua luôn luôn là tài sản quý giá vì nó có giá trị về mặt lịch sử , khảo cổ nhưng cái triết lý theo chủ Nghĩa Quân thần đã lỗi thời và phải được vứt bỏ thay vào đó là sự tôn trọng quyền con người được sống và được nói lên chính kiến của mình .
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ THỜ THIÊN CHÚA THUỘC GIÁO XỨ THÁI YÊN-NÔNG CỐNG