http://thichdapxe.blogspot.com

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

BÀI VIẾT CỦA MỘT THỦ KHO TRÊN TÀI CÁC NHÀ SỬ HỌC

Xin bái phục bác Trần Ngọc Đông chỉ một bài viết đăng trên một trang Blog cá nhân mà có giá trị bóc trần sự thật và còn giá trị hơn khi bác chỉ là một thủ kho nhưng tầm hiểu biết trên tài các nhà sử học trong vụ Ấn SMCB . Xin mạn phép bác được đăng lại bài viết của bác trên Blog của tôi

 



Nhân chuyện Hoàng Thành Thăng Long phát lộ ra hai miếng gỗ mỏng, ghép vào nhau ra được 4 chữ Hán khắc theo lỗi chữ Triện là “Sắc Mệnh Chi Bảo” rồi từ đó là tiền đề cho cuộc phát ấn thử nghiệm tại Hoàng Thành.Sau đó có những tiếng nói phản biện từ phía các nhà biên khảo, Hán Nôm để rồi phải có cuộc tọa đàm vào chiều ngày 26/2 mà vẫn chưa ngã ngũ thật giả trắng đen. Tôi chỉ là một thủ kho của công ty điện thoại, không liên quan gì đến khảo cổ và Hán Nôm. Song chẳng vì thế không dám nói ý kiến của mình hoặc e dè vì người ta nói chỉ là bác sỹ, kỹ sư. Chỉ là mắt thấy tai nghe mà có một số ý kiến như sau.

1. XÁC ĐỊNH NIÊN ĐẠI HIỆN VẬT

1.1 Việc kết luận mảnh gỗ đời Trần chỉ dựa vào hiện vật nằm ở lớp đất văn hóa đời Trần là chưa đủ thuyết phục .Hãy cho thêm bằng chứng khoa học lịch sử dựa vào kết quả phân tích khách quan và công khai kết quả phân tích niên đại.

1.2 Việc đoán định hiện vật là đời Trần dựa vào trong Đại Việt Sử Ký 

Xin chép lại nguyên văn để mọi người tiện thao khảo:

. 殿 上但 行途
 
“Thời, Đế thân suất lục sư ngự khấu. Chưởng ấn quan thương tốt tàng bảo tỉ ư Đại Minh điện lương thượng, đản đái nội mật ấn tuỳ hành Quân trung văn thư vô ấn, Đế mệnh công khắc mộc vi chi.” 
 
Đoạn văn kể không nói khắc ở đâu, bao nhiêu ngày và ấn được gì chữ gì. Tôi tin là nếu Đại Việt Sử Ký Toàn Thưkhông viết đoạn vào chỗ Trần Thái Tông đánh giặc giấu ấn rồi lại rơi ấn mang theo phải khắc ấn bằng gỗ hoặc giả nói Lý Thái Tổ khắc ấn bằng gỗ. Giới khảo cổ cũng sẽ án định nó là đời Lý như đinh đóng cột vì …. nằm ở lớp khai quật đời Lý.

Nói rộng hơn,phần sách Đại Việt Sử Ký Toàn thư các triều trước Lê Sơ thì các nhà biên khảo không đánh giá cao vì tập hợp chủ quan của các sử gia đời Lê. Sách đời Trần thì đã bị giặc Minh mang về Tàu và đốt bỏ cho nên chỉ có thể chép lại qua loa đại khái. Vì thế ĐVSKTT không được tin tưởng bằng An Nam Chí Lược của Lê Tắc hay An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng. (Các tác giả sống ở bên Tàu).

1.3 Xác định niên đại bằng bộ Phẫu (GS Hoàng Văn Khoán gọi là bộ Phễu) là hoàn toàn không hiểu biết gì về chữ Hán.

Chữ Hán có Ngũ Thể: Triện- Lệ- Khải - Hành- Thảo. Chữ trên hiện vật là Chữ triện.

Chữ Hán Viết theo lối triện. Hai bộ Vương và Phẫu sẽ gần giống nhau (xem hình) . Khi người thợ đúc, thợ khắc chữ triệncho vào khuôn hình Tiền, Ấn thường sẽ để giống nhau.

Còn sở dĩ GS nhìn thấy hai bộ Vương và Phẫu rời nhau đó là chữ viết Chân Phương (Khải) viết trên tiền đời Lê, Nguyễn. Có thể GS Khoán chưa thấy tiền chữ Triện đời Lê Nguyễn nên kết luận như vậy.

Mặt khác nói cho cùng khi chữ Bảo có “HAI CHỮ VƯƠNG
” hay “MỘT VƯƠNG, MỘT PHẪU VƯƠNG 王缶 ”thì cũng chỉ là hai tự dạng của chữ Hán mà thôi, cái này đôi khi vẫn có thể dùng song song. Không thể kết luận là đó là phong cách hay một triều đại đặc trưng nào cả. Bản thân tay GS khoán Viết ra đó không phải là bộ Phẫu mà chữ Nhĩ () cũng dùng song song với hai cách nói trên.

Nguồn tham khảo các tự dạng khác nhau của chữ "Bảo" :http://dict.variants.moe.edu.tw/yitia/fra/fra01056.htm

P/S: Quê tôi hay giải phóng ruộng làm khu công nghiệp. Nhiều mộ tổ của một số dòng họ không cải táng cũng phải chuyển đi nơi khác. Tôi tôi thường hỏi thăm kết quả khai quật. Tất cả nói: chả còn tý ván nào ngoài lớp đất đen và mấy cái bát.

2. VIỆC PHÁT ẤN ĐỜI NAY Ở HOÀNG THÀNH.

Việc mượn danh của hiện vật cổ kia để lập lờ ẤN ĐỜI TRẦN là hình thức thu hút đám đông dư luận đến với hội phát ấn mà thôi. Bản thân tôi khi đọc các bài báo đầu tiên cũng nghĩ họ dùng hiện vật gốc để đóng dấu. Sau này mới biết là không phải. Theo VNE: "Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội cho biết, chiếc ấn dùng hôm nay được làm từ lụa (?) đỏ, mô phỏng ấn thời Trần tìm thấy trong một đợt khảo cổ”

Hiện nay Ấn Đền Trần hay Ấn Đời Trần đang là thượng phương bảo kiếm cực hót cho mọi sở cầu như ý của nhân dân ta. Nói dễ hiểu là đã có thương hiệu trên thị trường. Nếu có thông tin ấn gốc tại Hoàng Thành cộng với sự hiểu biết lịch sử là có hạn và lòng tham danh lợi là vô hạn thì người người sẽ đổ xô về nhận ấn “đời Trần phiên bản gốc” tại Hà Nội.

(Giả thử như đoàn khảo cổ đào bằng chiếc ấn thật đời Lê rồi công bố ban phát ấn đời Lê, chắc chắn sẽ chẳng mấy ai ghé qua nhận ấn đâu).

Tôi tin rằng việc phát ấn đại trà Hoàng Thành sẽ thành công tốt đẹp vì sẽ chẳng có ai trong số mua ấn phàn nàn về chuyện chất lượng ấn ra sao hay giá cả như thế nào đặc biệt rất có tính cạnh tranh với đền Trần Nam Định do thuận tiện giao thông. 

Tôi càng tin việc phát ấn tại Hoàng Thành sẽ ngày càng phát triển vì chằng có ai phản biện được theo đám đông cuồng tín. Cứ xem cái hội đền Trần ở Nam Định hoàn toàn không có trong lịch sử, các nhà nghiên cứu văn hóa ra sức phản bác nhưng kệ thôi! Hội vẫn diễn ra càng ngày càng to, mặc kệ các ông phản đối

Qua vụ “ấn đời Trần” chúng tôi thất vọng về năng lực của sử học và khảo cổ nước nhà. Toàn những giáo sư hàng đầu trong giới sử còn có những đánh giá chủ quan không trích dẫn tư liệu cụ thể thì trách gì lớp trẻ chẳng quan tâm. Sử Việt đang lúc lâm nguy là do chính lỗi lầm của các vị.

Còn giới khảo cổ, nếu đào lên mà chẳng có kết luận gì, hoặc phải buộc suy diễn theo chỉ đạo, xin các vị đừng đào thêm hoặc lấp xuống đợi thế hệ sau kết luận. Đừng vì chỉ tiêu bắt buộc phải có kết quả sau những lần khảo sát mà nhọc công suy diễn. Đừng bắt buộc thời đại Hùng Vương là có thực và hạt lúa thành Dền nảy mầm sau 3000 năm chôn vùi dưới đất lại là lúa Khang Dân tôi vẫn chén hàng ngày.

Chùm ảnh:
1. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Trích Bản kỷ toàn thư- Thánh Tông Văn Hoàng Đế)
2. Sắc Mệnh Chi Bảo, font vi tínhTôi có font vi tính chữ Triện. Ai cần có thể gửi cho để làm Triện riêng cho mình.
3. Ấn đóng thử nghiệm tại Hoàng Thành 2016
4. Các dị thể của chữ Bảo theo trang web của Bộ Giáo Dục Đài Loan.
________________

Lời bình của Thạc sĩ Hán Nôm Nguyễn Đức Toàn:

Nguyen Duc Toan Thang : 1- Bác Trần Ngọc Đông tuy dân xài điện thoại mà cái đầu còn hơn mấy vị chuyên gia. Người thạo cổ vật nhất là người biết giả cổ nhất. Mấy vị khảo cổ học định đem đạo đức nghề nghiệp ra để bảo đảm mảnh ván ấy là Trần. Lại được sự hậu thuẫn của mấy thánh sử học định lộng giả thành chân. Hỏi rất đúng, sao không thấy mảnh gỗ thời Lê-Nguyễn gần hơn Trần rất nhiều? Sao không thấy mảnh thời Lý sẽ thiêng hơn cổ hơn ấn Trần Nam Định? Vì các bố đã thuổng được từ liệu nhà Trần làm ấn gỗ. Chả biết khắc gì nhưng cứ chơi SMCB mà rẻ (gỗ mà). Nhưng dân Hán Nôm chả ai tin đâu. Vì không chuyên nên chả ai thèm đả động. Quả này mà thành thì dấu dỏm linh thiệt đó. Phát ấn đây! Mại dzo !mại dzo! Các đám đệ bưng tráp cho Thầy Tống, thầy Phan làm dư luận viên trên Facebook là ứng kỳ hội thí. Nhưng không ngờ con rối Lê Văn Lan diễn còn tệ hơn "đường lên đỉnh Olimpia". Cái ván ấy Trần thật thì chẳng cần đạo đức nghề nghiệp. Còn nếu nó là giả thì dù có đạo đức nghề nghiệp nó vẫn là giả. Chưa kể cuối thời Nguyễn, để làm bản sao cho sắc phong thần, nhiều nơi đã tự đục SMCB gỗ để sao lại các sắc cũ (ý này của riêng tôi à nha. Chưa thèm công bố nguồn nghiên cứu nhá). Chờ xem nhà hát kịch đưa ông tướng nào lên diễn tiếp.

2- Nghe ổng nói bộ này
là Phễu tửơng ổng đọc theo tiếng địa phương. Đến khi đọc thủ bút ghi bộ Ngọc là Vương thì quá "rõ ràng" xin cung cấp thêm lý lịch cụ Hoàng cụ Tống để xem nguyên quán 2 cụ ở đâu mà "phương ngữ" đậm đà đến vậy. Các Thánh Kch chỉ cần khẳng định địa tầng đời Trần ko bị xáo trộn dựa trên bằng Ts do Viện KHXH cấp và niềm tin sự tôn trọng đạo đức nghề nghiệp của đồng nghiệp (kiêm Thầy cũ-lãnh đạo cũ) ... đã đc chứng minh trên facebook. Ok toàn dân có face sẽ ủng hộ các bạn phát động lễ khai ấn trên face hàng năm dc tổ chức quy mô, an ninh, văn minh, trật tự. Ưu tiên cán bộ Kch đc phát sớm khong phai đặt gạch xếp hàng (vì co công hộ giá quả ván gỗ). Còn cạch mặt bọn Hán Nôm_thư pháo (vì bọn này biết chữ - lắm chuyện dám nghi ngờ ván gỗ của "tân triều") .


Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

ÔNG TÁO , ÔNG CÔNG XƯA VÀ NAY

 
Có thể khẳng định một điều ,sự tích về ông Công , ông táo, chuyện ông đầu rau hay dân dã hơn gọi là sự tích hai ông một bà không phải ai cũng biết nhưng tết ông công, ông táo 23 tháng chạp hàng năm thì nhà nào cũng làm.
Táo Quân là tên gọi chung của ba nhân vật trong sự tích :
Thổ Công ( Phạm Lang ) người trông coi việc bếp núc .
Thổ Địa ( Trọng Cao ) người trông coi việc nhà cửa .
Thổ Kỳ  ( Thị Nhi )    người chuyên về công việc chợ búa .
Ba nhân vật này đều bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn rất là oái oăm ( vụ cháy như thế nào trên mạng đều đã kể ) vì cảm thông cũng như trân trọng tình cảm của ba người nên Ngọc Hoàng sắc phong cho họ làm Táo Quân gọi chung là Định phúc Táo Quân mỗi người giử một việc và luôn luôn ở bên nhau .
Có nhiều còm sĩ trên mạng cho rằng chuyện ba ông đầu rau có gì bí hiểm lắm đâu chẳng qua chỉ là ba cục đất kê lại làm chổ bắc nồi niêu xoang chảo thôi mà .
Tiều phu sinh ra ở nông thôn thời khốn khó nhiều năm ngồi cạnh ba ông đầu rau nấu nồi cám Lợn luôn đặt một câu hỏi tại sao ba cục đất chụm đầu vào nhau trong ba cục đất đó có một cục to hơn một chút , đến bây giờ câu hỏi ngày càng lớn lên trong ba cục đất ấy cái cục to hơn một chút là Thổ Công , Thổ Địa ?hay là Bà  Thổ Kỳ ? mọi câu trả lời ngày nay cũng chỉ là ước đoán .
Lửa là một phát minh quan trọng nhất của loài người điều đó không phải bàn cãi , và cùng với sự ra đời của Lửa cha ông ta đã sáng tạo ra sự tích ông công , ông táo .

Chuyện tình cảm giữa ba người ( rộng ra một chút là chuyện tình tay ba ) là một điều rất đặc biệt , nó sẽ là ngọn lửa sưởi ấm và là tình cảm đáng quý và trân trọng nếu như mỗi cá nhân trong mối quan hệ đó biết gìn giử sự trong sáng dám quên mình vì tình nghĩa , đấy cũng là sự vững chải của ba ông đầu rau như Kiềng ba chân vậy.Ngược lại ngọn Lửa đó cũng sẽ thiêu rụi đi tất cả nếu một trong ba người phạm sai lầm .
Hình ảnh Ba ông đầu rau bây giờ ngay cả ở thôn quê nghèo khó cũng rất hiếm gặp 
Táo Quân ngày nay đã biến thái có thể là một ông nhiều bà hoặc nhiều ông một bà
và thậm chí có cả Táo Quân ảo 




Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

THIỀN SƯ KHỔNG MINH KHÔNG VÀ AN NAM TỨ ĐẠI KHÍ

 
Nằm bên hửu ngạn con sông nhà Lê không chỉ có làng Phủ Lý Nam ẩn chứa những di tích và con người đã đi vào lịch sử ,bên cạnh còn có làng Trà Đông nơi có ngôi đền thờ một Thánh nhân khác đó là Thiền sư Khổng Minh Không .
Khổng Minh Không tên húy là Nguyễn Chí Thành ,sinh năm 1065 mất năm 1141 khi lớn lên ông đã theo học phật giáo và tu thành đắc đạo, kết bạn với hai chân sư nổi tiếng là Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Giác Hải .Ông đã chữa khỏi bệnh hóa Hổ cho vua Lý Thần Tông và để ghi công nhà vua đã ban danh hiệu Quốc sư và đổi sang họ Lý với tên Lý Quốc Sư .
Dưới triều đại nhà Lý Phật giáo là đạo giáo chính thống và với hiện thân của quyền lực và sự linh thiêng của Phật giáo cũng như danh tiếng lẫy lừng của ông thật dể hiểu vì sao ông  đi đến đâu là cho xây chùa thờ phật đến đấy . Khắp một vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ lưu vực Sông Hồng và cả thêm vùng bắc Trung Bộ tính tổng cộng có đến khoảng 500 ngôi chùa , có lẽ đây là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Đại Việt .
Không những nắm kỷ lục về xây nhiều chùa chiền ông còn nắm giử nhiều kỷ lục khác như đúc tượng Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều , Quảng Ninh cao tới 6 trượng (khoảng 20m ngày nay)  chỉ biết rằng pho tượng Đồng lớn nhất hiện nay là Tượng thánh Trấn Vũ đền Quán Thánh, Hà Nội đúc năm 1667 cao 3,7 m nặng4 tấn.
Có nhiều tài liệu đều nhắc đến công lao của thiền sư Khổng Minh Không trong An Nam tứ đại khi đó là : tượng phật chùa Quỳnh Lâm , Tháp Báo Thiên ,Chuông Quy Điền , Vạc Phổ Minh  . Nhưng xem lại nếu đúng ông sinh năm 1065 thì không thể có chuyện như vậy vì ngoài Tượng Phật ra thì Tháp Báo Thiên được được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông, khi ấy ông Quốc sư này chưa ra đời .
Cũng như vậy Chuông Quy Điền  được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (chùa Một Cột, Hà Nội) vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông , và lúc ấy ông cũng mới tròn 15 tuổi , với độ tuổi này thì có lẽ ông đang cùng cha đi đánh cá trên sông Hoàng Long.
Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông, khi Quốc sư Khổng Minh Không đã viên tịch được 121 năm.
Tìm hiểu về Lý Quốc Sư Khổng Minh Không , Tiều Phu càng thấy đắng lòng khi khi biết những Linh vật được coi là Tứ Đại Khí và nếu nó tồn tại được đến ngày nay thì giá trị về lịch sử , văn hóa , khảo cổ sẽ vô cùng to lớn vậy ai đã hủy hoại những Linh vật đó ? không ai khác chính là gã khổng lồ Trung Quốc to xác nhưng mang tâm địa của kẻ tiểu nhân đã và đang hủy hoại một nền văn hóa của người dân Đại Việt .
Chuông Quy Điền , Vạc Phổ Minh hay Tháp Báo Thiên đều do tướng giặc nhà Minh là Vương Thông chỉ huy quân lính đập phá tiêu hủy . Xa hơn một chút khi nhà Hồ sụp đổ nhà Minh đã cho tịch thu và phá hủy kho tàng tri thức của Đại Việt đã tích lũy qua hàng nghìn năm . Xa hơn nữa tên tướng Mã Viện đã cho thu gom Trống đồng đem nung chảy nhằm vĩnh viễn xóa đi một một trong những kỳ tích của người dân Lạc Việt buổi đầu dựng nước :Trống Đồng.
    ĐÂY LÀ BIỂU TƯỢNG KHÔNG THỂ XÓA BỎ VÀ LUÔN KHẲNG ĐỊNH CHẮC CHẮN MỘT ĐIỀU NGƯỜI DÂN ĐẠI VIỆT LUÔN CÓ MỘT NỀN VĂN HÓA ,MỘT BẢN SẮC RIÊNG TỪ XA XƯA 

ĐỀN THỜ THIỀN SƯ KHỔNG MINH KHÔNG Ở LÀNG TRÀ ĐÔNG , THIỆU TRUNG , THIỆU YÊN , THANH HÓA

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Ở MỘT VÙNG ĐẤT ĐỊA LINH NHÂN KIỆT


Về vùng Phủ Lý Nam quê hương của nhà sử học Lê Văn Hưu , Tiều Phu may mắn được anh Lê Văn Chung hậu duệ đời thứ 8 của cụ tổ Lê Tiến Hào, một chi của dòng họ Lê  nổi tiếng đất Ái Châu mời về nhà chơi.Anh Chung là bộ đội về hưu , anh khá am hiểu lịch sử các di tích trên quê hương mình .
Lật giở từng trang gia phả anh cho tôi xem 3 đạo sắc phong và sắc lệnh từ đời vua Lê Hiển Tông (1717-1786) vị vua áp chót của thời Lê trung hưng , niên hiệu Cảnh Hưng,sắc phong và sắc lệnh cho cụ Tổ Lê Tiến Hào vì đã có công đánh giặc ở vùng Thuận Hóa –Quảng Nam.







Đó là những tư liệu quý giá đã được các thế hệ sau này của cụ tổ Lê Tiến Hào lưu giử và được Bộ văn hóa công nhận về tính trung thực 

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

AI ĐÃ BẮN VÀO QUÁ KHỨ BẰNG SÚNG LỤC

 
Phủ Lý Nam là một làng của xã Thiệu Trung ,Thiệu Yên nằm bên cạnh con sông nhà Lê ,chỉ là một làng nhưng nơi đã có lịch sử hàng nghìn năm tồn tại . Cái tên Kẻ Ry hay Kẻ Chè (làng bên cạnh) cũng như Kẻ Nưa của vùng Tân Ninh huyện Triệu Sơn gợi lên cho ta thấy đó là những vùng đất có lịch sử lâu đời người dân sống nơi đây có mức sinh hoạt về vật chất và văn hóa được nâng cao.

Đến làng Phủ Lý Nam tìm hiểu Tiều Phu thấy choáng ngợp trước một vùng đất gói gọn chỉ một làng mà rất nhiều những địa danh những con người mà cách nay hàng nghìn năm được gọi là kỳ tài của nước Đại Việt như ,Tướng công Bộc xạ Lê Lương, sử gia Lê Văn Hưu,các địa danh như đền thờ ông tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không, chùa Hương Nghiêm.

              CỔNG TAM QUAN VÀO CHÙA HƯƠNG NGHIÊM ĐANG ĐƯỢC XÂY MỚI HOÀN TOÀN
Chùa Hương Nghiêm được ông tổ dòng họ Lê làng Phủ Lý Nam ( xưa gọi là Giáp Bối Lý ) là Bộc xạ tướng công Lê Lương cho xây khoảng thế kỷ thứ X thời Tiền Lê, thời kỳ này Lê Lương nổi tiếng là hào phú giàu có nhất vùng quận Ái Châu ông đã cho xây chùa Hương Nghiêm ngay trên mảnh đất trong thực ấp của mình ngoài ra ông còn bỏ tiền xây thêm hai chùa là chùa Trinh Nghiêm trên núi Go và chùa Minh Nghiêm (chùa Bôn) ở xã ĐôngThanh, Đông Sơn vậy nên mới có câu”
Chùa Go là chị, chùa Rỵ là em
Cùng với sự hình thành và hưng thịnh của phật giáo dưới triều đại Tiền Lê ,với sức mạnh về kinh tế ông đã biến vùng đất châu Ái mà đặc biệt là vùng Kẻ Ry thành trung tâm Phật giáo xứ Ái Châu.
Chùa Hương Nghiêm được Lê Lương cho xây dựng vào khoảng năm 923 đến 937.Đến năm 1003 được vua Lê Đại Hành trong một lần đi tuần du thấy chùa đổ nát đã cấp tiền cho tu bổ lại.
Năm 1031 vua Lý Thái Tông ban cho cháu ông Lê Lương là Đạo Quang làm trưởng lảo thiền chủ cấp cho năm giúp việc và cho làm trụ trì chùa này.
Năm 1112 sư trụ trì là pháp sư Đạo Dung đã cho tu sửa lại chùa ,trong sử sách có ghi" Sư liền sai thợ sửa lại. Tô tượng Phật ngồi trên Bàn-đà. Ðào hồ. Giữa hồ, xây bệ ; đặt tượng Phật trên. Chùa cao, cửa rộng, mái ngói. Mé tả có lầu chuông, mé hữu dựng bia đá ghi công. Xung quanh đều xây tường. Vườn trồng hoa cỏ.  Và dựng bia năm 1124, đời Lý Nhân Tông. Niên hiệu ở bia là là Thiên Phù duệ vũ thứu 5, Giáp Thìn.
Năm 1705 đến năm 1718 sư trụ trì ở chùa là Lê Văn Nghi cháu đời thứ 10 kể từ Lê Văn Hưu đã cho khắc lại chữ trên bia vì lâu năm đã bị mờ, ông cho đúc quả chuông lớn , xây tòa hậu điện và dựng trụ treo chuông .
Năm 1949 Giáo sư Hoàng Xuân Hãn về thăm và nghiên cứu văn bia tại chùa cho biết Bia ấy dựng trong hạ đường chùa, tựa vào tường, ở phía trái nếu ta nhìn vào phật điện. Không biết mặt áp vào tường có chữ hay không? Còn mặt ngoài có 30 dòng chữ cũ, và một dòng niên hiệu mới. Mỗi dòng, nhiều nhất, có 45 chữ. 
 Tấm bia dựng ở chùa Hương Nghiêm từ thời Lý 1124 và được Lê Văn Nghi khắc lại năm 1726 giờ đây chỉ còn trong sách LÝ THƯỜNG KIỆT ,LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ TÔNG GIÁO THỜI LÝ của cố GS Hoàng Xuân Hãn . Tấm bia đá quý giá này đã bị cho mang vào lò để đốt làm vôi trong thời kỳ cải cách ruộng đất năm 1954 .
Quả Chuông đồng này được đúc năm 2009 chuông củ đúc từ thời Gia Long bị đem đi nấu chảy để làm nồi nấu cơm và làm mâm đồng năm 1954 ,rất may hai trụ đá từ thế kỷ XVI bị thất lạc và được một người dân tìm thấy và cung tiến cho nhà chùa ,trên hai trụ đá vẫn còn những dòng chữ Nho.

Năm 2009 phật điện bị sập đổ hoàn toàn , đến nay 2015 được trùng tu lại chùa nhưng chỉ còn giử được 4 cây cột cái do bị mục mất một phần nên những người thợ đã ghép lại thành 2 cột trên thân cột vẫn còn những dòng chữ Nho.
Có thể nói Bia chùa Hương Nghiêm có thể được coi là bảo vật Quốc Gia nếu nó còn tồn tại vì những giá trị về mặt lịch sử , có lẽ về thời gian lâu đời chỉ thua Bia ghi công của Lê Ngọc vào năm 618.
Ta có thể bỏ tiền hay rất nhiều tiền để làm những ngôi chùa mới hoành tráng hơn nhưng đó chỉ là về mặt định lượng . Những giá trị về văn hóa , về lịch sử và khảo cổ cũng như nét đặc trưng của dân tộc chỉ được thể hiện qua những di tích lịch sử của cha ông ta từ xưa truyền lại .