http://thichdapxe.blogspot.com

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

CÂU CHUYỆN VỀ NGÔI ĐỀN THỜ TRẠNG NGUYÊN Ở LÀNG GIÁ MAI,NÔNG CỐNG

 
Rong ruổi trên Quốc lộ 45 bổng đập vào mắt Tiều phu một biển hiệu nhan đề : ĐỀN THỜ TIẾN SỸ NGUYỄN HIỀN . Địa danh nơi đây là làng Giá Mai thuộc huyện Nông Cống vậy can cớ gì ông Trạng nguyên Nguyễn Hiền người làng Dương A ,huyện Thượng Hiền,phủ Thiên Trường ( Nam Định ngày nay) lại có mặt nơi đây.
Máu thám tử nổi lên , đạp xe vào làng tìm đến người cao tuổi nhất còn sống , hỏi trưởng thôn thì cũng đều nhận được câu trả lời “Từ xưa lắm rồi nghe kể lại hai mẹ con ông Nguyễn Hiền phiêu bạt đến làng này mò cua bắt ốc sinh sống qua ngày , sau đó do ông đỗ Trạng nguyên và mất ở nơi đây nên người làng làm đền thờ ngài , nếu cần biết thêm cho rõ mời anh ra đền đọc biển ghi tiểu sử thì rõ”.
Ra đền thờ đọc xong biển ghi tiểu sử trong đầu Tiều phu cảm thấy hoang mang .Theo biển ghi rõ “mẹ con ông phiêu bạt đến làng Giá mai bà mò cua bắt ốc nuôi ông ăn học và thi đỗ Trạng nguyên năm 12 tuổi”. Trong khi đó sách sử ghi “ Nguyễn Hiền mồ côi cha từ nhỏ mẹ cho ông vào học sư cụ ở chùa làng Dương A , năm 11 tuổi đã nổi tiếng là thần đồng”.
Lại nữa biển ghi “khi ông đỗ Trạng nguyên có trát quan về làng bảo dân làng Giá Mai dọn dẹp làng xóm chuẩn bị cờ quạt võng lọng lên tận tỉnh đường để đón rước, các chức dịch trong làng không đón lại còn chế nhạo (vì ông còn nhỏ và là dân nhập cư) nên quan Trạng nguyên đã thề độc nhất định không cho người dân trong làng trưởng thành bằng con đường khoa cử”.Cái huyền tích này thì ba năm rõ mười là do truyền miệng và sao chép từ chuyện thầy Chu Văn An người làng Thanh Liệt,khi từ quan về làng không được các chức dịch trong làng coi trọng đã  quẳng bút (có tích gọi là kiếm) xuống sông Tô lịch mà thề khi nào nước sông Tô chảy ngược thì làng này mới có quan.
Một điều cần biết thêm đó là khi Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên lúc 13 tuổi vua Trần Thái Tông (1218-1277) cho là ông chưa hiểu lễ nghĩa nhiều nên không tổ chức lễ vinh quy bái tổ mà cho ông về quê học thêm về lễ nghĩa 3 năm sau mới bổ dụng làm quan.
Chi tiết rất buồn cười là biển ghi “Nguyễn Hiền có thể là Nguyễn Đốc …đỗ Hoàng giáp khoa thi năm nhâm tuất 1502”. Làm sao mà một ông đỗ Trạng nguyên năm 1247,hưởng thọ 21 tuổi lại có thể thành một ông đổ Hoàng giáp cách nhau gần 300 năm ,hơn nữa tìm trong danh sách180 thủ khoa nho học việt nam từ năm 1075 đến năm 1919 không có ông nào tên là Nguyễn Đốc.
Nhưng có một số chi tiết đáng chú ý được ghi trên biển đó là các từ Nghè tiến sỹ.Hoàng giáp,có ông họ Nguyễn tên Hiền.Tìm lại tiểu sử những nhân vật có liên quan đến vùng đất xứ Thanh mà đặc biệt là vùng Nông Cống Tiều phu thấy một người xứng với ngôi đền mà người dân làng Giá Mai đang thờ phụng đó là Nguyễn Thượng Hiền.
Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) tên hiệu Mai Sơn còn được dân gọi là ông Nghè Liên Bạt , năm 17 tuổi ông đổ đầu khoa thi hương ở Thanh Hóa, năm 1885 ông đổ đầu kỳ thi Hội ngay sau đó kinh thành Huế thất thủ và khoảng thời gian từ năm 1885 đến 1892 ông về ở ẩn vùng núi nưa thuộc Nông Cống mà làng Giá Mai nằm dưới chân núi Nưa về mạn Đông nam ,cùng năm này ông thi Đình và đổ Hoàng Giáp.

Với những nhặt nhạnh,lượm lặt ,điền dã và đối chiếu liệu có nên bỏ đi tấm biển đề tiểu sử của ông Trạng Nguyên và thêm một chữ Thượng vào biển chỉ đường cho du khách hảo tâm đến thắp hương và công đức cho đúng nhân vật mà sử sách đã ghi.  
NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ NGÔI ĐỀN THỜ Ở LÀNG GIÁ MAI

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

CÂU CHUYỆN VỀ VỤ ĐỐT RỪNG ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ


Nhận được tin của Ngư Phủ gọi xuống Thuyền uống rượu vì vừa tóm được một con cá Chép non một ký ,Tiều Phu nhảy lên xe đạp lao đến góp vui . Giữa bốn bề trời mây non nước bao la cộng thêm với chất men thứ thiệt nuốt lá chuối dân quê làm nghiêng ngả cả lòng người cũng như lòng Thuyền.
Rượu vào lời ra nói cười ha hả chuyện trên trời dưới biển chuyện tây chuyện ta đều thông tỏ từ chuyện chê ông Ô Ba Ma bên nước Mẽo sợ chết không dám đem quân đánh IS rồi lại khen anh PU(Pu tin) nước Nga là tay chơi có hạng lái máy bay ,phi ngựa, đấm bốc cực siêu,hết chuyện nọ xọ chuyện kia sang cả chuyện In Đô cháy rừng làm ảnh hưởng cả Việt Nam.
Nói đến chuyện cháy rừng bỗng Tiều phu cao giọng.
-         Này ông Ngư , tôi đố ông biết vụ cháy rừng đầu tiên ở nước ta là ở đâu và ai là thủ phạm gây nên đám cháy đó được sử sách ghi lại.
-         Ông đố tôi như vậy làm sao tôi biết , ông đố dưới sông dưới biển tôi trả lời ngay chứ đằng này ông đem chuyện rừng núi ra đố khác nào chơi xỏ tôi .
Tợp một ngụm rượu, nhón một miếng cá giọng Ngư phủ rè rè :
-         Á… à đừng cậy mình là Tiều phu đốn củi mà nói chuyện Lâm tặc với ta , cứ cho là ta không biết đi vậy ta hỏi lại nhà ngươi ai đã gây nên vụ cháy rừng đó?
-         Ừ nói thế có phải dễ nghe không , chả là thế này , hôm vừa rồi Tiều phu ta có vi hành một chuyến lên núi Nưa chơi tiện thể xem rừng nơi ấy có nhiều củi không , qua tìm hiểu thì ra địa danh Ngàn Nưa không chỉ gắn với nhân vật Bà Triệu mà còn dính dáng đến Hồ Hán Thương nữa.
-         Hồ Hán Thương cái tên này nge quen quen, có phải cái thằng người huyện Triệu Sơn đi lính với tôi và ông không.
-         Ông bị làm sao vậy Hồ Hán Thương là con Hồ Quý Ly được cha nhường ngôi và làm vua nhà Hồ từ năm 1401 đến năm 1407.
-         Vậy cái ông Hồ Hán Thương làm vua thiếu gì vàng bạc châu báu còn đi đốt rừng làm gì chẳng lẽ lại học ông bạo chúa gì đó ở bên tây đốt cả thành phố để lấy ngẩu hứng làm thơ.
-         Chuyện là thế này,thời gian Hồ Hán Thương làm vua có đem quân vào vùng núi Nưa đi săn có gặp một Đạo sỹ vừa đi vừa ngâm thơ ,biết là người hiền tài Hán Thương sai người theo dấu vào trong động thì thấy trên vách đá ghi hai bài thơ , một bài đề là Ái miên (thích ngủ),một bài là Ái kỳ (thích cờ).Điều kỳ lạ là mời đến gãy lưỡi mà vị Đạo sỹ kia vẫn không đồng ý xuống núi, quân lính trở ra . Hán Thương sai người làm một cổ xe thật đẹp đem vào thuyết phục nhưng khi đến nơi thì cửa động đã bị bịt kín, cây cối um tùm ,tức mình Hán Thương bèn sai quân sỹ phóng hỏa đốt núi .
-         Bậy quá (Ngư phủ kêu lên) người ta không ra thì thôi hà cớ gì mà phải đốt cả một khu rừng , thế khi đốt xong có tìm thấy xác vị Đạo sỹ kia không hả ông Tiều.
-         Lại một điều lạ kỳ nữa là không thấy vị Đạo sỹ kia đâu mà chỉ thấy một con quạ đen bay vút lên từ trong đám cháy lượn mấy vòng kêu lên mấy tiếng rồi bay mất.Khi Hán Thương vào cửa động thì thấy có 2 câu thơ đề trên vách đá:
          Kỳ La cửa bể hồn ngâm giứt,
          Cao Vọng đầu non dạ khách sầu.
-          chà chà thơ hay đấy nhưng cái gì mà Kỳ La với chả Cao Vọng nghe như là tên một miền đất .
-          đúng rồi đấy lão Ngư à bí mật là nó năm ở hai địa danh này . Năm 1407 giặc Minh kéo quân sang đánh nhà Hồ thua chạy , cha con Hồ Quý Ly chạy mãi , chạy mãi cuối cùng Hồ Quý Ly thì bị bắt ở cửa biển Kỳ La còn Hồ Hán Thương bị bắt ở núi Cao vọng hai địa danh này nằm trên đất Hà Tĩnh ngày nay , ông thấy kỳ lạ chưa.
-          À thế là theo ông thủ pham của vụ đốt rừng đầu tiên được ghi trong sử sách là Hán Thương phải không.
Đúng như vậy tôi còn phi xe đạp lên núi Nưa tìm đến nơi mà cách nay hơn 600 năm đã xãy ra vụ đốt rừng đầu tiên và chụp vài tấm ảnh làm bằng chứng cho ông tin đây này.
Con đường độc đạo duy nhất trước đây dẫn lên động Am tiên nơi vị Đạo sỹ năm xưa tu luyện.



Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

CÓ THẬT BÀ TRIỆU VÚ DÀI BA THƯỚC


Trong dòng chảy của lịch sử việt nam ,khoảng thời gian hơn 600 Bắc thuộc từ năm 179 trước công nguyên cho đến năm 544 sau công nguyên khi Lý Nam Đế ( 503-548) giành độc lập, có thể gọi thời kỳ này nước ta Âm thịnh , Dương suy .Vì với khoảng thời gian dài như vậy chỉ có hai cuộc khởi nghĩa nổ ra đều do chị em nữ giới lãnh đạo.
Xin tạm gác lại chuyện Hai Bà Trưng mà bàn về Bà Triệu và chuyện vú dài ba thước .
Bà triệu sinh năm 226 tại vùng núi Quan Yên quận Cửu Chân . Nay là làng Yên Thôn , Định Tiến ,Yên Định ,Thanh Hóa (Wikipedia) .Sử sách từ xưa đến nay của cả Ta lẫn Tàu đều ghi Bà Triệu bằng nhiều tên khác nhau ,sách sử Trung Quốc ghi là Triệu Ẩu , các sách của Việt Nam thì có lúc ghi là Triệu Thị Trinh , Triệu Quốc Trinh , Triệu Trinh Nương .Xét nghĩ gọi Bà Triệu nghe ra hợp lý hơn cả.
Bà Triệu có Vú dài ba thước được ghi đầu tiên ở sách Giao Châu chí từ thế kỷ thứ 4-5 sau công nguyên, sau đó các bộ Quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư, khâm định Việt sử thông giám cương mục,Việt nam sử lược đều có nhắc đến chi tiết này , do vậy nên ngày nay có không ít người đã tốn không ít giấy mực đưa ra lý lẽ chứng minh cho cái việc có thật Bà Triệu có Vú dài ba thước ? Theo tiêu chuẩn đo lường ngày xưa một thước bằng 25cm như vậy theo suy luận của một số các nhà văn,nhà báo thì Vú Bà Triệu phải dài 75cm là hoàn toàn phi lý.
Nhưng tôi tin điều đó là sự thật ,các sử sách xưa có chép Bà Triệu Vú dài ba thước nhưng không có một từ nào thắc mắc về chuyện lạ kỳ này cớ sao ngày nay hậu sinh có người đem chuyện hiển nhiên như vậy để bàn . Ở điểm này một số người đã bị lầm tưởng , không thể đem Vú dài ba thước ra để định lượng cân,đong ,đo,đếm. Sách cổ xưa nhất ghi lại là Giao Châu chí ra đời vào thế kỷ 4-5  có nghĩa là mãi hơn 100 năm sau cuộc khởi nghĩa Bà Triệu , với một khoảng thời gian như vậy cộng với những trận đánh làm giặc Ngô khiếp vía kinh hồn với sức khỏe và suy nghĩ hơn người qua câu nói bất hủ để lại cho đời sau đủ để dòng văn học Dân gian truyền khẩu đã thần thánh hóa bà là một nhân vật hiền kiệt của thời đại.
Bà Triệu vú dài ba thước , mẹ Âu cơ đẻ trăm trứng hay hình tượng Mẫu Liễu Hạnh ba lần giáng trần là những huyền tích biểu tượng cho nguyên lý  Mẹ của nền văn hóa dân gian Việt Nam ( Cố giáo sư Trần Quốc Vượng có bài nghiên cứu rất hay về nguyên lý này ). Bởi vậy xin hãy thoát ra khỏi những suy nghĩ định lượng có tính chất trần tục mà hãy đi vào tâm thức tín ngưỡng của người dân, tuy chưa một lần làm mẹ nhưng hình tượng một Nhụy Kiều tướng quân mặc áo vải màu vàng ,chân đi guốc cưỡi đầu voi xung trận nhằm đập tan sự đô hộ của nhà Ngô ,là hình ảnh một người Mẹ đã đi vào tiềm thức và sống mãi trong lòng con dân Đại Việt
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho Voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi Voi, đánh Cồng.
Xin lấy lời của vua Tự Đức nói về Hai Bà Trưng nhưng cũng đúng cho cả Bà Triệu làm lời kết cho bài viết này :
Hai Bà Trưng/Bà Triệu thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán/Ngô. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !

                                                              
                                                                                            Viết cho ngày phụ nữ Việt Nam       20/10/2015
Dưới  đây là một số đền thờ Bà Triệu ở vùng Núi Nưa
Đền Bà Triệu dưới chân núi Nưa phía đông nam thuộc xã Trung Thành huyện nông Cống
Chùa Am Tiên trước kia là chùa Bạch vân nơi Bà Triệu dựng lên để quân sỹ thờ Phật
Ngôi đền chính thờ Bà Triệu trên đỉnh Núi Nưa 
Cổng tam quan đền thờ bà chúa ngàn Nưa (Bà Triệu) dưới chân núi Nưa phía Tây Bắc

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

LÊN ĐỈNH NGÀN NƯA NHỚ CHUYỆN XƯA

   
Đạp vòng vèo dưới chân núi , vượt qua 30km đường đất ,leo qua 3,2km đường dốc ,Tiều Phu cùng người bạn đường Galaxy đã có mặt trên đỉnh Ngàn Nưa hay như sách Dư Địa Chí của Ức trai Nguyễn Trãi gọi là đỉnh Na Sơn cao 583m so với mặt nước biển .
Đứng trên đỉnh Ngàn Nưa dể hiểu vì sao cách nay 1767 năm Bà Triệu quê ở tận Yên Định cách núi Nưa gần 30km đã cùng gần một nghìn nghĩa sỹ chọn nơi này dựng cờ khởi nghĩa tại đây . Đường lên đỉnh núi vô cùng hiểm trở (trước kia) nhưng khi lên đến đỉnh thì vô cùng thoáng đãng ,tương đối bằng phẳng , điều quan trọng là rất sẵn nước trong và mát.Nơi đây có thể gọi là Long mạch vì qua tìm hiểu thực tế tôi thấy bốn phía đều có nguồn nước chảy ra từ trong núi.
Tiều phu tôi cất công đạp xe lên đỉnh núi nhằm tìm và thấy tận mắt những gì còn sót lại sau sự tàn phá của thời gian và con người đó là : Bảy phiến long,bảy phiến hổ, Am tiên , Giếng tiên , Ao hóp , vườn Đào , đền Bà chúa ngàn Nưa .Nhiều tài liệu và bài viết ghi đỉnh ngàn Nưa nơi đất thiêng của bảy phiến long và bảy phiến hổ nhưng không giải thích cái gì đã tạo nên tên gọi như vậy.
Những địa danh còn lại được ghi nhận qua góc nhìn của Tiều Phu:
Địa danh Ao Hóp nơi Bà Triệu cho quân sỹ đào ao để lấy nước sinh hoạt 
Địa danh Giếng tiên nơi dành riêng để Bà Triệu tắm gội và sinh hoạt
Vườn đào tiên giờ đây chỉ còn lại một cây duy nhất cô đơn bên 2 cây sung trĩu quả

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

TIỀU PHU VÀ NGƯ PHỦ


Ở một làng nọ ven sông ,họ làm bạn với nhau từ dạo còn chăn trâu đuổi bướm ,lớn lên mỗi người theo đuổi một nghề .Họ có tên cha mẹ đặt cho nhưng khi trưởng thành họ gọi tên nhau theo nghề riêng của mỗi người . Số phận mang đến cho hai người hai nghề khác nhau ,người trên bờ người dưới nước . Anh chàng trên bờ làm nghề đốn củi được gọi Tiều Phu (hay còn gọi là Tiều). Anh chàng làm nghề sông nước gọi là Ngư Phủ ( thường gọi là Ngư).
Vừa rồi Tiều dành dụm tiền bán củi mua được một cái xe đạp mới , hối hả đạp ra mom sông .
-                      +     Bớ… Ngư Phủ đâu rồi , ra ta cho xem vật thể lạ.
Ngư lồm cồm bò ra khỏi nhà thuyền hóng lên .
-                       +    Cái gì mà chưa sáng ra đã lạ với quen hả ông Tiều Phu đốn củi kia.
Tiều vổ vổ vào yên xe của mình :
-                     +     Mở to mắt ra mà nhìn đi lão Ngư,mới tậu đấy , ngon chưa?
-                     +     Ha ha ha … tưởng cái giề hơn 50 tuổi đầu mới kiếm được cái xe đạp còm ,người ta bây giờ sắm xe bốn năm bánh , điều hòa chạy vo vo , mưa không đến mặt nắng không đến đầu chưa ăn ai .Cái của ông là… Muỗi nhé .
-                    +    Ông lạc hậu bỏ mẹ ,cái này gọi là thể thao là vận động cơ thể ,ngõ hầu tránh các bệnh tiểu đường ,gút, tim mạch đấy hiểu chưa cái lão Ngư suốt ngày khoanh tròn trong thuyền chân vòng kiềng.
Ngư Phủ đứng phắt dậy , tay chống nạnh ra oai.
-                      +      Này này ông đừng chạm đến nỗi đau của tôi , nói cho ông hay con người sống chết có số có má ,mấy chục năm tôi làm nghề này cứ ăn xong là xoa bụng nằm ngủ chẳng thấy tiểu đường tiểu điếc , tim mạch tim miếc con mẹ gì , một ngày đẹp trời nào đó ông mà cứ đi lông ngông ra đường mấy con ma tốc độ nó phóng xe bốn bánh,nó làm cái độp coi như xong ,thôi đây chả dại .
-                        +     Chả trách mà ông cứ phải mang cái bụng chửa mười mấy năm không đẻ , chắc là mang thai Thánh Gióng,nói chuyện với ông thà về nhà tâm sự với con sư tử ở nhà cho nó lành.
-                        +      Ha ha ha …thua chưa mà tôi nói cho ông hay người ta bây giờ đi đốn củi bằng cưa máy ,đem xe công ten nơ đi chở củi chứ không ai còn đi kiếm củi bằng con dao cùn với đôi quang gánh như ông thì có đến đời mộc thất cũng không có xe bốn bánh mà đi đâu Tiều phu à.Đừng có làm oai với ta nhé hô hô hô.
Bị cụt hứng Tiều Phu lóc cóc đạp xe về , ô lạ quá sao mọi người đi đường cứ nhìn mình như gặp tài tử hay ca sỹ nổi tiếng vậy nhỉ ? về gần nhà gặp ngay bà xã trước mặt , Tiều cười toét miệng khoe .
-                        +         Em ơi, em có thấy mọi người cứ trố mắt nhìn anh ngưỡng mộ không ,xì mấy cái xe bốn bánh thô bỏ mẹ chạy lại kêu ầm ầm ai mà thèm nhìn chứ .
Vợ Tiều:
-                         +       Này ông có bị thần kinh không vậy , người ta nhìn ông chứ không  phải nhìn cái xe đạp của ông ,nếu ông thích sống kiểu tay lái nghịch thì sang nước Anh mà sống nhé ,ở đây đi đường ông phải đi bên phải ,đi như ông vừa rồi có ngày lên bàn thờ ngắm gà khỏa thân đấy biết chưa.
Tiều Phu giật bắn người thôi bỏ mẹ chưa,từ nãy đến giờ mình toàn đi bên trái may mà chưa gặp con ma tốc độ nào,Thất kinh!
Dưới đây là xe của Tiều Phu và ngôi nhà Thuyền của Ngư Phủ