Năm 1697 niên hiệu Chính Hòa đời vua Lê Hy Tông (1663-1716) , lần đầu
tiên bộ Quốc sử Việt Nam được khắc in và phát hành thành công sau nhiều lần được
các sử gia qua từng triều đại biên soạn và bổ sung .
Vào đời vua Trần Thái Tông (
1218-1277), sử gia Lê Văn Hưu vâng mệnh nhà vua thu thập và biên soạn thành
công bộ quốc sử đầu tiên của nước ta lấy tên là
Đại Việt Sử Ký. Tuy vậy bộ
sách này khi hoàn thành xong không được khắc in và sau này bị thất lạc có thể
trong thời kỳ nhà Minh đô hộ đã bị thu giữ và mang về trung quốc .
Bộ sách Đại Việt sử ký của sử gia Lê Văn Hưu được ghi bắt đầu từ thời Triệu
Vũ Đế ( Triệu Đà ) năm 207 TCN đến hết năm 1225 thời Lý Chiêu Hoàng.
Sau đó dưới đời vua Lê Nhân Tông
(1441-1459) sử gia Phan Phu Tiên được giao nhiệm vụ biên soạn tiếp lịch sử từ đầu
thời trần 1226-1427 thời điểm kết thúc Bắc thuộc lần 4.
Vào niên hiệu Hồng Đức năm thứ 10
sử gia Ngô Sỹ Liên vâng mệnh vua Lê Thánh Tông ( 1442-1497) tiếp tục sưu tầm sử
cũ và biên soạn bộ Quốc sử mới hoàn thành vào ngày 13 tháng 12 năm 1479 . Bộ Quốc
sử mới có tên là Đại Việt sử ký toàn thư
,mặc dù bộ sử mới biên soạn dựa trên hai bộ sử cũ là Đại Việt sử ký của Lê Văn
Hưu và Phan Phu Tiên .Nhưng một điểm đặc
biệt của bộ Quốc sử lần này là thời điểm bắt đầu của nước ta được tính từ năm
2879 TCN( thời đại Hồng Bàng) cho đến năm giặc Minh rút về nước 1427 . Tuy
nhiên bộ Quốc sử này mặc dù đã hoàn thành nhưng vẫn nằm trong sử quán dưới dạng
viết tay mà không được khắc in.
Đại Việt sử ký toàn thư
của sử gia Ngô Sỹ Liên được chia làm 2 phần:
Phần ngoại kỹ từ thời Hồng Bàng 2879 đến năm 938 khi Ngô Quyền (
898-944) đại phá quân Nam Hán
Phần bản kỷ từ 938 đến hết năm 1427 khi giặc Minh rút về nước kết thúc
thời kỳ bắc thuộc lần 4 . Cộng tất cả gồm 15 quyển .
Dưới thời vua Lê Tương Dực (1495-1516) sử gia Vũ Quỳnh soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo mà nội
dung chủ yếu dựa trên bộ Đại Việt sử ký
toàn thư chỉ khác một chút về cách chia phần Ngoại kỹ và Bản kỹ và thời kỳ
thuộc Minh.Nếu như Ngô Sỹ Liên cho thời kỳ thuộc Minh lần 4 bắt đầu từ năm 1414
đến 1427 thì Vũ Quỳnh lại tính kỳ này bắt đầu từ năm 1414 đến năm 1418 tức là
chỉ 4 năm vì ông cho rằng năm 1418 Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn.
Đến đời vua Lê Huyền Tông ( 1654-1671) một nhóm văn quan đứng đầu là Phạm Công Trứ theo lệnh của chúa
Trịnh Tạc (1606-1682) khởi động lại việc biên soạn và khảo đính bộ sử cũ hoàn
thành bộ chính sử mới của nước Đại Việt.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do nhóm Phạm Công Trứ biên soạn dựa trên bộ
Đại việt sử ký toàn thư và tam triều bản kỹ của sử gia Ngô Sỹ Liên cùng bộ sử và sách tứ triều bản kỹ của Vũ Quỳnh, vì các bộ
sử trước đây đều dừng lại ở thời điểm năm 1428,cùng với việc sưu tầm tham khảo các
sách cũ còn sót và lưu hành trong dân gian như cuốn “Dã sử của Đăng Bính” , sau
đó biên soạn tiếp lịch sử dài thêm 235 năm từ 1533 đời vua Lê Trang Tông đến
năm 1662 cuối đời vua Lê Thần Tông.
Bộ quốc sử mới hoàn thành vào năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Trị 1665 dưới đời
vua Lê Huyền Tông và chúa Trịnh Tạc. Bộ quốc sử của sử gia Ngô Sỹ Liên được gọi
là Đại Việt sử ký toàn thư bản Hồng
Đức,còn bộ quốc sử của nhóm Phạm Công Trứ là Đại Việt sử ký toàn thư bản Cảnh Trị.
Bộ Đại Việt sử ký toàn thư bản
Cảnh Trị cũng chia làm 2 phần : phần ngoại kỹ và bản kỹ .Nhưng có một điểm khác,
thời đại Hồng Bàng được tính cho đến hết năm 967khi Đinh Tiên Hoàng thống nhất
đất nước (tiếp thu cách chia của Vũ Quỳnh).Phần bản kỹ bắt đầu từ năm 968 đến
năm 1662 được chia làm 3 phần :
Bản kỹ toàn thư: từ năm 968 nhà Đinh thành lập đến hết năm 1433 hết đời
vua Lê Thái Tổ.
Bản kỹ thực lục: từ năm 1434 đời vua Lê Thái Tông đến khi nhà Lê sơ sụp
đổ 1527.
Từ năm 1527đến năm 1532 triều đại nhà Mạc được ghi chép như là phần phụ
chép lịch sử.
Bản kỹ tục biên : từ năm 1533 đời vua Lê Trang Tông đến hết năm 1662 đời
Lê Thần Tông .
Tổng cộng 23 quyển và một điều kỳ lạ là tuy đã soạn xong nhưng vẫn không
được khắc in mà bản thảo của nó vẫn nằm trong kho sách của triều đình.
Năm 1676 Phạm Công trứ mất công việc soạn sử được giao cho Hồ Sỹ Dương
,năm 1681 Hồ Sỹ Dương mất . Để viết tiếp dòng chảy của lịch sử vua Lê chúa Trịnh
đương thời đã giao tiếp công việc này cho nhóm văn thần của triều đình đứng đầu
là Lê Hy.
Sau thời gian hiệu đính bộ Quốc sử của nhóm Phạm Công Trứ và soạn tiếp lịch
sử từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến hết năm 1675 đời vua Lê Gia Tông gồm 13 quyển.
Ngày 13 tháng 12 năm 1697 bộ Quốc sử đầu tiên của nước Đại Việt chính thức
được hoàn thành , lịch sử nước Đại Việt khởi đầu từ thời Hồng Bàng năm 2879 TCN
đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông và bộ sử mới vẫn được mang tên là Đại Việt sử ký toàn thư ( bản Chính
Hòa) gồm 24 quyển. Cùng năm đó 1697 vua Lê Chúa Trịnh đã cho khắc bản in tại 2
làng là Hồng lục và Liễu Trang và phát hành trong toàn quốc.
Vào cuối thế kỹ 18 khi triều đình Hậu Lê sụp đổ toàn bộ ván khắc in đã bị thất
lạc.
Để những sự việc , con người được ghi chép trong lịch sử nước Đại Việt
mang tính chất trung thực.khách quan các sử gia đã dày công sưu tầm tài liệu hiệu
đính cũng như thời điểm lịch sử được ghi chép chỉ dừng ở cuối triều đại trước. Những sự kiện
xảy ra trong triều đại mà các sử gia đang sống chỉ là những sách vở mang tính chất tham khảo để hậu thế hiệu đính
và viết tiếp vào dòng chảy lịch sử nước nhà.
BIA KHẮC GHI CÔNG LAO CỦA SỬ GIA LÊ VĂN HƯU TỪ THỜI VUA TỰ ĐỨC NĂM THỨ 20
TOÀN CẢNH KHU LĂNG MỘ NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN HƯU ĐƯỢC TÔN TẠO NĂM 2005