Cách quán
năm cô không xa là đền năm cậu,nói là đền thờ năm cậu nhưng đúng ra chỉ có bốn cậu và một cô,đền này còn
có tên được ghi trên Biển gian chính diện là Đền Mưng thờ năm cha con ông Lê Ngọc
. Về cuộc khởi nghĩa của cha con ông Lê Ngọc các bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư , Việt
Nam sử lược đều không có một dòng nào ghi lại nhưng theo thần tích ở đền thờ
ông ở Đông Ninh ,Đông Sơn và đặc biệt tấm bia đá được cho là cổ nhất được phát
hiện tại đền thờ này thì được biết.
Lê Ngọc là
người Trung Quốc vào đời nhà Tùy được
phái sang nước ta làm thái thú quận Nhật Nam ( Nghệ An,Hà Tĩnh) sau đó là quận
Cửu Chân lấy vợ người quận Nhật Nam sinh được 3 con trai và một con gái.Vào cuối
đời nhà Tùy hào kiệt nổi lên khắp nơi ông cùng các con chiếm giử và chia nhau
cai quản vùng quận Cửu Chân đóng Trị sở tại Đông Phố ( Đông Hòa ,Đông Sơn). Khi
nhà Đường tiêu diệt nhà Tùy ,nhà Đường đã cho người sang chiêu dụ ông nhưng ông
không theo và đã cùng các con cũng như nhân dân quận Cửu chân đứng lên chống lại
nhà Đường.
Đây là một
trường hợp hiếm hoi trong lịch sử một sự đồng hóa ngược rất thú vị .Cha con ông
Lê Ngọc đã cùng nhân dân Quận cửu chân chống lại nhà Đường được ba năm thì thất
bại . Tuy sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời làm quan bản thân
cũng là quan lại nhà Tùy,nhưng ông đã có thời gian làm quan thái thú ở đất Nhật
Nam đã lâu thấu hiểu cảnh người dân lầm than dưới sự cai trị của các triều đại
phương bắc chính vì vậy ông đã cùng gia đình lãnh đạo người dân chống lại sự
cai trị hà khắc đó.Các triều đại sau này đều coi gia đình ông là Hộ Quốc túy
dân(giúp nước che chở cho dân).
Với công
lao như vậy khi cuộc khởi nghĩa thất bại dân trong vùng đã lập nhiều đền thờ như
đền Lê Ngọc ở làng Trường Xuân ,Đông Ninh,Đông sơn.Chàng út đại vương sau khi bị
thương cố chạy về dốc Bò Lăn huyện Như Thanh ngày nay là căn cứ của chị gái
nhưng khi đến làng Mưng xã Trung Thành Nông Cống thì mất dân làng lập đền thờ
và thờ luôn cả gia đình Lê Ngọc gọi là đền năm cậu.người con gái đóng căn cứ ở dốc
Bò Lăn đem quân ra tiếp ứng khi đến Cầu quan nghe tin Bố và các anh em đã bị giết
liền nhảy xuống dòng Lãng Giang tự vẫn .
Xác bà trôi
về phía ngã ba sông khu vực xã Tế Tân được nhân dân vớt lên và lập đền thờ gọi
là đền Vua Bà hay còn gọi là đền Tam Giang.
Vào năm 618
Lê Ngọc đã cho xây dựng sinh phần ở làng Trường Xuân ,Đông Ninh ,Đông Sơn và
cho dựng một văn bia trên văn bia ghi lại đạo học và sự nghiệp của Lê Ngọc, và
có dòng niên hiệu Đại nghiệp thứ mười bốn ( Đại nghiệp là niên hiệu của Tùy
Dang Đế).Như vậy tấm bia đá này có niên đại 1397 năm hiện được lưu giử trong bảo
tàng lịch sử Việt Nam.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐỀN MƯNG CẦU QUAN
videogamespro.com - YouTube
Trả lờiXóaVideogamespro.com - YouTube - Free online games developed by independent software studio. VideogamesPro.com is a youtube to mp3 free site for the development,